Uncategorized

Nuôi Dạy Con Với Trái Tim Tỉnh Thức- Mục Đích Của Việc Làm Cha Mẹ

Ngày trước, khi chờ con đến vài năm mà con chưa đến, vợ chồng mình thường tâm sự: “Thôi thì con muốn đến lúc nào cũng được, mà nếu như số mình không có con thì cũng không sao, chúng mình vẫn đủ đầy hạnh phúc để tận hưởng cuộc sống này.” Rồi cuối cùng con cũng đến, mang đến cho mình cơ hội được làm mẹ. Đây không chỉ là niềm vui đơn thuần, mà còn là một cơ hội để mình khai phá bản thân, phát triển một cách hoàn thiện hơn. Khi đó, mình nhận ra rằng có con là một trải nghiệm tuyệt vời nhất để mình trưởng thành.

close up of hands holding baby feet
Photo by Rene Terp on Pexels.com

Làm cha mẹ không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ hay hướng dẫn. Việc sinh ra con mở ra một cánh cửa lớn để mình khám phá nội tâm và thực sự bước vào hành trình tâm linh sâu sắc hơn.

Con Như Một Tấm Gương

Trong hành trình làm mẹ, mình hiểu ra rằng trẻ em là những tấm gương phản chiếu rõ ràng nhất về chính chúng ta. Mỗi hành động, cảm xúc và phản ứng của con đều phản ánh những gì đang diễn ra trong lòng cha mẹ. Khi con quấy khóc, mình tự hỏi: “Liệu đó có phải là tiếng vang của những bất an trong lòng mình?” Khi con trở nên khó chịu, mình lại tự ngẫm: “Có phải đó là dấu hiệu của những căng thẳng mình chưa nhận ra?”

Qua việc quan sát con, mình học được cách quan sát chính nội tâm của mình. Những cảm xúc từng bị giấu kín, những nỗi sợ và kỳ vọng không thực tế bắt đầu hiện lên rõ / ràng hơn. Và trong quá trình đó, mình học cách kiểm soát và giải phóng những bất an, cùng con vượt qua những cơn bùng nổ của cảm xúc. Đứa trẻ không chỉ giúp mình nhìn thấy mình rõ hơn, mà còn giúp mình chữa lành những vết thương tâm lý từ quá khứ.

Từ Bỏ Cái Tôi Để Thực Sự Yêu Thương

Một trong những điều mình học được từ việc làm mẹ là việc từ bỏ cái tôi. Khi con được khen là giống bố hay giống mẹ, tất nhiên, mình rất vui. Nhưng rồi mình nhận ra rằng mỗi đứa trẻ sinh ra không phải để trở thành một bản sao của cha mẹ, mà là một cá thể độc lập, với sứ mệnh và cuộc đời riêng.

Việc từ bỏ kỳ vọng rằng con phải giống mình hay đạt được những thành tựu nào đó giúp mình giải phóng khỏi áp lực vô hình. Tình yêu thương của mình dành cho con không còn phụ thuộc vào việc con đạt được gì, mà chỉ đơn giản là yêu con vì con là chính con.

Bạn lớn ba tuổi nhà mình từng trải qua một giai đoạn rất bướng bỉnh. Mình đã thử nhiều cách để uốn nắn, nhưng càng cố gắng, mình càng nhận ra rằng điều này không mang lại kết quả như mong đợi. Qua thời gian, mình học được rằng nếu xem con cái như một phần mở rộng của chính mình và cố gắng áp đặt ý muốn của mình lên con, cả hai mẹ con đều sẽ mắc kẹt. Khi mình bắt đầu tôn trọng tính cách riêng của con, mình dần học được cách yêu thương con một cách thuần khiết hơn, không cần gắn nhãn “đứa trẻ ngoan” hay “đứa trẻ hư.”

Sự Tỉnh Thức Trong Mọi Khoảnh Khắc

Làm cha mẹ tỉnh thức đòi hỏi chúng ta phải có mặt trọn vẹn trong từng khoảnh khắc. Điều này có nghĩa là lắng nghe con mà không phán xét, nhìn nhận tình huống một cách khách quan, và phản ứng với sự bình an và hiểu biết sâu sắc.

Trong những khoảnh khắc thách thức, thay vì phản ứng bằng sự nóng giận hay lo lắng, mình cố gắng chậm lại một nhịp, hít thở sâu, và suy ngẫm. Một câu hỏi luôn hiện lên trong đầu: “Liệu cơn giận này là do con thực sự sai hay là sự phản chiếu từ những bất ổn bên trong mình?” Mỗi lần mình vượt qua được những cảm xúc tiêu cực đó, mình cảm thấy như đã tiến thêm một bước gần hơn đến sự tỉnh thức và hoàn thiện bản thân.

Mục Đích Cao Cả Của Việc Làm Cha Mẹ

Làm cha mẹ là một hành trình tâm linh mà không phải ai cũng nhận ra. Mỗi đứa trẻ đến với thế giới này đều mang theo một sứ mệnh đặc biệt, không chỉ cho chính mình, mà còn cho cha mẹ. Khi mình mở lòng đón nhận và học hỏi từ con, mình không chỉ giúp con phát triển mà còn giúp chính bản thân mình tiến xa hơn trên con đường khám phá bản thân.

Mục đích cuối cùng của việc làm cha mẹ không phải là tạo ra những đứa trẻ “hoàn hảo,” mà là để trở thành những phiên bản tốt hơn của chính mình. Đứa trẻ là những người thầy tinh thần, giúp chúng ta khám phá và chữa lành những góc khuất trong tâm hồn, và từ đó, khai phá tiềm năng của bản thân để sống một cuộc đời tự chủ và hạnh phúc hơn.

Mình hoàn toàn chưa đạt đến sự hoàn hảo trong phương pháp dạy con, cũng chưa thể tỉnh thức trong mọi tình huống. Nhưng việc nuôi dạy con với ý thức rằng cần phải chú ý hơn đến mọi khoảnh khắc để hoàn thiện bản thân đã giúp mình rất nhiều. Mình hy vọng rằng, những trải nghiệm này sẽ là động lực để các cha mẹ khác cùng bước vào hành trình tâm linh này, để các con của chúng ta luôn được sống một cuộc đời hạnh phúc và được là chính mình.

Nếu bạn muốn theo dõi thêm về hành trình làm mẹ, nuôi dạy con tỉnh thức và những chia sẻ về lối sống giản dị, hãy theo dõi mình trên Instagram [@gingersesamemama]. Tại đó, mình sẽ chia sẻ thêm nhiều khoảnh khắc đời thường, những mẹo nhỏ và cảm nhận sâu sắc hơn về hành trình này. Hy vọng sẽ cùng bạn kết nối và lan tỏa sự tỉnh thức trong cuộc sống! 💖

Uncategorized

Tôi có một Người Bố Tồi

Ngày của Cha năm nay, mình quyết định kể câu chuyện của mình, là ấn tượng về người Bố của mình trong suốt tuổi thơ, và về tuổi trẻ sống cùng những tổn thương và bước khởi đầu cho hành trình tự chữa lành của mình!

Mình có một người bố tồi tệ,

đó là điều mà mình đã đi rêu rao khắp cả tuổi thơ!

Ấn tượng nhiều nhất của mình là cái mùi nồng nặc trộn giữa rượu và thuốc lá của ông mỗi khi xuất hiện. Tên mình là Diệu Linh, ông hay nói: Con là con gái Diệu. Nhưng khi đó mình thấy, Diệu thật hôi thối và tồi tệ!

Ông luôn hỏi mình học lớp mấy, bao nhiêu tuổi và không bao giờ nhớ đúng ngày sinh nhật của mình.

Kỉ niệm được đón sinh nhật có cả bố và mẹ duy nhất và tồi nhất là khi mình lên 6 tuổi. Mình đã khóc khi phải đứng cạnh bố mà không phải mẹ để chụp tấm ảnh gia đình.

Mình từng là một đứa trẻ luôn dùng cái vẻ tự tin thái quá mà giấu đi sự bất ổn bên trong. Vì sợ hãi phải đối mặt với điểm yếu của chính mình mà ghét cay ghét đắng sự thương hại của người khác.

Mình sợ nhất những ánh mắt tỏ vẻ thông cảm của những người xung quanh, sợ những tiếng xì xào rằng “khổ thân nó, không được sự quan tâm đầy đủ của cả bố lẫn mẹ”.

Mình lớn lên trong sự ra vẻ, cố tỏ ra là người ngoan ngoãn, biết điều để họ đừng có nói mình là đứa trẻ hư – vì bố mẹ mình đã ly hôn.

Rồi học cách lớn mà không phạm lỗi, không được để người khác coi thường mình! Học cách hài lòng với tất cả những gì mình có và không than vãn về cuộc sống, không để cho ai biết điểm yếu của mình.

Mình từng nhìn cuộc sống với tư duy đầy chống đối và con mắt của sự đánh giá!

Mình đã từng ngã mạn cho rằng, trong mối quan hệ của bố con mình: Ông là một người tồi tệ và là người SAI. Cho dù mình có hành xử ra sao với ông thì đó là Hình Phạt mà ông đáng phải chịu!

Mình đã sợ mỗi lần gặp mặt bố, bởi mình luôn biết trước rằng sẽ chẳng có một cuộc gặp vui vẻ. Sự thật là khi đó: Mình cực kì xấu hổ khi những người xung quanh biết ông là bố của mình!

Năm 16 tuổi, trong chuyến du lịch đầu tiên và duy nhất của hai bố con, chỉ vì một lý do rất ngớ ngẩn mà bố con mình đã cãi vã rất lâu. Lúc đó bố lớn tiếng nói rằng mình NGU.

Lần đầu tiên mình phản ứng gay gắt bằng cách ném cái dép về phía ông và nói:

Con NGU thì cũng là con của bố!

Tâm tư của một đứa trẻ dậy thì không đơn giản, đó là sự ám chỉ. Rằng nếu con tồi – thì là vì con giống Bố!

Năm 20 tuổi mình quyết định đi du học, như một sự chạy trốn với hoàn cảnh lúc đó! Thế là sẽ chẳng cần nghĩ ra những lý do để tránh mặt bố nữa. Mình không hỏi ý kiến bố và đương nhiên là không bàn tính. Mình chỉ thông báo trước ngày mình đi một thời gian rất ngắn. Ông chưa bao giờ có quyền tham gia vào cuộc sống của mình.

Thế là trong những năm tháng của tuổi thanh xuân, mình sống dưới vỏ bọc của một thiếu nữ hoàn hảo. Một cô gái nhẹ nhàng, không bao giờ biết nổi giận. Một cô gái không mắc sai lầm hoặc nếu có thì là do những yếu tố bên ngoài tác động. Một người luôn có những lý do và luôn có thứ gì đó hay ai đó để đổ lỗi cho những thất bại của mình.

8 năm sau khi xa nhà, khi lần đầu tiên mình đối mặt thật sự với nỗi sợ sâu thẳm bên trong chính lại là lúc ông đột ngột xa rời cuộc sống!

Mình vẫn nhớ cảm giác khi nhận được cuộc gọi từ chị dâu nghẹn ngào trong tiếng khóc: Bố Chết rồi! Em ơi, bố chết rồi…

Mình Vô Cảm! Thật sự lúc đó mình không cảm thấy gì cả.

Mình thậm chí còn không thể khóc! Mình nói với chồng mình rằng: em luôn sống kiểu có bố mà như không, bây giờ thì chính thức không còn bố rồi! Mình thậm chí còn nghĩ ngay ra lý do để tiếp tục tránh ông. Rằng đang là những kì học cuối cùng, mình không thể bay về chịu tang ông được!

Đó là điểm khởi đầu cho việc nhận thức ra những cái sai của bản thân. Là lần đầu mình ý thức được bản thân đang hành xử kì quặc. Là khi mình nhận ra, mình không tốt đẹp hơn người bố Tồi của mình bao nhiêu.

Đó là những tháng cuối của năm 2019, ngay trước khi Covid xuất hiện. Ở thời điểm đó, mình mò mẫm trong bóng tối. Một mình và đơn độc! Bởi có những cảm giác không một ai có thể hiểu, cho dù có gắng gượng thì mình cũng không biết diễn đạt nó qua lời nói. Thời điểm đó, hai khái niệm Thức tỉnh tâm linh và chữa lành mình còn không biết đó là gì.

Có những ngày, trên đường lái xe đi làm về mình cứ oà khóc, chẳng có một lý do cụ thể!

Có những ngày, mình không biết mình đang có cảm xúc gì. Bởi nó không hẳn là ân hận, cũng không phải là trách móc..Có quá nhiều tầng bậc cảm xúc xen lẫn và chồng chất khiến cho mình cảm thấy quá tải. Mình nhận ra, thứ lúc đó mình trải nghiệm Đó là chấp nhận nhìn vào SỰ THẬT và đối diện với con người thật của mình.

Mình có một người bố tồi tệ, đó là điều mà mình đã đi rêu rao khắp cả tuổi thơ!

Ấn tượng nhiều nhất của mình là cái mùi nồng nặc trộn giữa rượu và thuốc lá của ông mỗi khi xuất hiện. Tên mình là Diệu Linh, ông hay nói: Con là con gái Diệu. Nhưng khi đó mình thấy, Diệu thật hôi thối và tồi tệ!

Ông luôn hỏi mình học lớp mấy, bao nhiêu tuổi và không bao giờ nhớ đúng ngày sinh nhật của mình.

Kỉ niệm được đón sinh nhật có cả bố và mẹ duy nhất và tồi nhất là khi mình lên 6 tuổi. Mình đã khóc khi phải đứng cạnh bố mà không phải mẹ để chụp tấm ảnh gia đình.

Mình từng là một đứa trẻ luôn dùng cái vẻ tự tin thái quá mà giấu đi sự bất ổn bên trong. Vì sợ hãi phải đối mặt với điểm yếu của chính mình mà ghét cay ghét đắng sự thương hại của người khác.

Mình sợ nhất những ánh mắt tỏ vẻ thông cảm của những người xung quanh, sợ những tiếng xì xào rằng “khổ thân nó, không được sự quan tâm đầy đủ của cả bố lẫn mẹ”.

Mình lớn lên trong sự ra vẻ, cố tỏ ra là người ngoan ngoãn, biết điều để họ đừng có nói mình là đứa trẻ hư – vì bố mẹ mình đã ly hôn.

Rồi học cách lớn mà không phạm lỗi, không được để người khác coi thường mình! Học cách hài lòng với tất cả những gì mình có và không than vãn về cuộc sống, không để cho ai biết điểm yếu của mình.

Mình từng nhìn cuộc sống với tư duy đầy chống đối và con mắt của sự đánh giá! ****

Mình đã từng ngã mạn cho rằng, trong mối quan hệ của bố con mình: Ông là một người tồi tệ và là người SAI. Cho dù mình có hành xử ra sao với ông thì đó là Hình Phạt mà ông đáng phải chịu!

Mình đã sợ mỗi lần gặp mặt bố, bởi mình luôn biết trước rằng sẽ chẳng có một cuộc gặp vui vẻ. Sự thật là khi đó: Mình cực kì xấu hổ khi những người xung quanh biết ông là bố của mình!

Năm 16 tuổi, trong chuyến du lịch đầu tiên và duy nhất của hai bố con, chỉ vì một lý do rất ngớ ngẩn mà bố con mình đã cãi vã rất lâu. Lúc đó bố lớn tiếng nói rằng mình NGU. ****

Lần đầu tiên mình phản ứng gay gắt bằng cách ném cái dép về phía ông và nói:

Con NGU thì cũng là con của bố!

Tâm tư của một đứa trẻ dậy thì không đơn giản, đó là sự ám chỉ. Rằng nếu con tồi – thì là vì con giống Bố!

Năm 20 tuổi mình quyết định đi du học, như một sự chạy trốn với hoàn cảnh lúc đó! Thế là sẽ chẳng cần nghĩ ra những lý do để tránh mặt bố nữa. Mình không hỏi ý kiến bố và đương nhiên là không bàn tính. Mình chỉ thông báo trước ngày mình đi một thời gian rất ngắn. Ông chưa bao giờ có quyền tham gia vào cuộc sống của mình.

Thế là trong những năm tháng của tuổi thanh xuân, mình sống dưới vỏ bọc của một thiếu nữ hoàn hảo. Một cô gái nhẹ nhàng, không bao giờ biết nổi giận. Một cô gái không mắc sai lầm hoặc nếu có thì là do những yếu tố bên ngoài tác động. Một người luôn có những lý do và luôn có thứ gì đó hay ai đó để đổ lỗi cho những thất bại của mình.

8 năm sau khi xa nhà, khi lần đầu tiên mình đối mặt thật sự với nỗi sợ sâu thẳm bên trong chính lại là lúc ông đột ngột xa rời cuộc sống!

Mình vẫn nhớ cảm giác khi nhận được cuộc gọi từ chị dâu nghẹn ngào trong tiếng khóc: Bố Chết rồi! Em ơi, bố chết rồi…

Mình Vô Cảm! Thật sự lúc đó mình không cảm thấy gì cả.

Mình thậm chí còn không thể khóc! Mình nói với chồng mình rằng: em luôn sống kiểu có bố mà như không, bây giờ thì chính thức không còn bố rồi! Mình thậm chí còn nghĩ ngay ra lý do để tiếp tục tránh ông. Rằng đang là những kì học cuối cùng, mình không thể bay về chịu tang ông được!

Đó là điểm khởi đầu cho việc nhận thức ra những cái sai của bản thân. Là lần đầu mình ý thức được bản thân đang hành xử kì quặc. Là khi mình nhận ra, mình không tốt đẹp hơn người bố Tồi của mình bao nhiêu.

Đó là những tháng cuối của năm 2019, ngay trước khi Covid xuất hiện. Ở thời điểm đó, mình mò mẫm trong bóng tối. Một mình và đơn độc! Bởi có những cảm giác không một ai có thể hiểu, cho dù có gắng gượng thì mình cũng không biết diễn đạt nó qua lời nói. Thời điểm đó, hai khái niệm Thức tỉnh tâm linh và chữa lành mình còn không biết đó là gì.

Có những ngày, trên đường lái xe đi làm về mình cứ oà khóc, chẳng có một lý do cụ thể!

Có những ngày, mình không biết mình đang có cảm xúc gì. Bởi nó không hẳn là ân hận, cũng không phải là trách móc..Có quá nhiều tầng bậc cảm xúc xen lẫn và chồng chất khiến cho mình cảm thấy quá tải. Mình nhận ra, thứ lúc đó mình trải nghiệm Đó là chấp nhận nhìn vào SỰ THẬT và đối diện với con người thật của mình.

Chỉ khi ta thực sự mở mắt nhìn vào cái tôi bên trong, ta mới học được cách sống chân thành với bản thân và với cuộc sống. Khi ta chấp nhận sự thật và dám đối mặt với sự thật ấy, ta mới có cơ hội để trưởng thành.

Mình là một đứa trẻ thiếu thốn tình cảm. Khi ấy, lần đầu tiên mình chấp nhận điều đó là sự thật.

Hoá ra, vẻ ngoài tự tin chỉ là vỏ bọc che đi sự thèm khát tình thương mà mình không có. Rất khó đế chấp nhận sự thật rằng chúng ta đã đi sai đường. Nhưng nếu không chấp nhận nó và đối mặt với nó, sẽ có những vết thương không bao giờ lành, có những sự thiếu thốn không có cách để bù đắp.

Một người bạn đã nói với mình vào những ngày mình quay về Việt Nam sau khi bố mất thế này “nếu như cả một tuổi thơ bạn đã nghĩ rằng bố không làm được gì cho bạn, thì hãy tin rằng sự ra đi của ông để lại cho bạn một món quà”

Mình đã nhận ra món quà đó rồi! Đó là việc mình dám đối mắt với sự thật, là việc nhận ra mình đã từng cô đơn như thế nào, đã thèm khát tình cảm từ người cha đến bao nhiêu. Khi tự loay hoay tìm cách chữa lành tổn thương, mình đã ngừng đổ lỗi cho ông vào thời khắc mà mình nhận ra rằng ông đã thật kiên cường khi phải đóng vai ác trong cuộc sống của mình, khi trở thành người mà mình có thể đổ lỗi bất cứ lúc nào.

Mình nhận ra rằng không phải mình không có tình thương, mà chính là mình đã “từ chối nhận tình thương” đó. Mình nhận ra chúng ta không thể có được thứ mà mình “thiếu” nếu như chính ta chối bỏ nó, hoặc không đủ dũng cảm để nói rằng chúng ta cần nó. Mình đã thực sự cần một thứ như thế – sự bao bọc từ người cha và cảm giác An Toàn!

Cuộc sống có những thứ không thay đổi được, đó là những gì đã qua.

Có những thứ thiếu thốn không thể bù đắp được. Đó là thiếu thốn tình cảm. Có những nỗi cô đơn không thể đặt tên. Có những nỗi sợ được xây dựng từ những tổn thương đó. Nhưng có một thứ chúng ta có thể làm được. Đó chính là tự chữa lành tổn thương cho chính mình!

Mình không thể thay đổi những gì đã qua, càng không thể thay đổi những người xung quanh. Vậy nên mình chọn cách ngừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, ngừng đổ lỗi cho bất kì ai trong cuộc sống, và ngừng phán xét chính bản thân.

Cuộc sống vốn dĩ không phải là đi tìm người đúng, kẻ sai. Không phải bố mẹ ta sai thì ta bỗng trở thành đúng.

Bạn biết đấy, cho dù bạn có phân tích mổ xẻ những cái sai của bố mẹ mình với một logic hợp lý đến thế nào thì Sự thật không thể thay đổi: Bạn là một phần của họ!

Một ngày bạn sẽ nhận ra, bạn thừa hưởng từ họ cả những ưu tú và những nỗi đau! Hãy chấp nhận sự thật và đối diện với những góc khuất bên trong mình, để chữa lành cho chính bạn, để những nỗi đau không cần phải di truyền tới đời sau.

Hãy trân trọng những gì bạn đang có, trân trọng cơ thể lành lặn và sự may mắn của bạn là được sinh ra trong thời đại này. Thời đại mà bạn biết thế nào là tổn thương, thế nào là chữa lành.

Cho những ai đang còn bố, mẹ, hoặc cả hai. Hãy trân trọng điều đó! Việc bố mẹ không hiểu mình đó là chuyện hoàn toàn bình thường. Bởi, có rất nhiều người trong chúng ta thậm chí còn không hiểu nổi chính mình. Việc yêu thương con cái, chăm lo cho con cái, ủng hộ con cái không phải là trách nhiệm của cha mẹ. Mà đó là vì tình yêu thương xuất phát từ trái tim.

Bố mẹ cũng có những tổn thương của riêng họ mà chúng ta không hề biết đến hoặc chưa từng nghĩ đến việc tìm hiểu nó. Bởi mỗi chúng ta cũng đang chật vật với những tổn thương không thể đặt tên của chính mình.

Thời khắc ta nhận ra ta còn có người thân bên cạnh là thời khắc tuyệt vời nhất. Dù hoàn cảnh có làm ta yêu, ghét, hận thù hay là gì đi nữa thì hãy biết ơn hoàn cảnh đó!

Những người thân ở cạnh nhau vốn dĩ không cần những lời lẽ như cảm ơn hay xin lỗi. Thứ mà chúng ta cần ở nhau đó chính là trân trọng sự có mặt của nhau trong đời!

Mình là một đứa trẻ thiếu thốn tình cảm. Khi ấy, lần đầu tiên mình chấp nhận điều đó là sự thật.

Hoá ra, vẻ ngoài tự tin chỉ là vỏ bọc che đi sự thèm khát tình thương mà mình không có. Rất khó đế chấp nhận sự thật rằng chúng ta đã đi sai đường. Nhưng nếu không chấp nhận nó và đối mặt với nó, sẽ có những vết thương không bao giờ lành, có những sự thiếu thốn không có cách để bù đắp.

Một người bạn đã nói với mình vào những ngày mình quay về Việt Nam sau khi bố mất thế này “nếu như cả một tuổi thơ bạn đã nghĩ rằng bố không làm được gì cho bạn, thì hãy tin rằng sự ra đi của ông để lại cho bạn một món quà”

Mình đã nhận ra món quà đó rồi! Đó là việc mình dám đối mắt với sự thật, là việc nhận ra mình đã từng cô đơn như thế nào, đã thèm khát tình cảm từ người cha đến bao nhiêu. Khi tự loay hoay tìm cách chữa lành tổn thương, mình đã ngừng đổ lỗi cho ông vào thời khắc mà mình nhận ra rằng ông đã thật kiên cường khi phải đóng vai ác trong cuộc sống của mình, khi trở thành người mà mình có thể đổ lỗi bất cứ lúc nào.

Mình nhận ra rằng không phải mình không có tình thương, mà chính là mình đã “từ chối nhận tình thương” đó. Mình nhận ra chúng ta không thể có được thứ mà mình “thiếu” nếu như chính ta chối bỏ nó, hoặc không đủ dũng cảm để nói rằng chúng ta cần nó. Mình đã thực sự cần một thứ như thế – sự bao bọc từ người cha và cảm giác An Toàn!

Cuộc sống có những thứ không thay đổi được, đó là những gì đã qua.

Có những thứ thiếu thốn không thể bù đắp được. Đó là thiếu thốn tình cảm. Có những nỗi cô đơn không thể đặt tên. Có những nỗi sợ được xây dựng từ những tổn thương đó. Nhưng có một thứ chúng ta có thể làm được. Đó chính là tự chữa lành tổn thương cho chính mình!

Mình không thể thay đổi những gì đã qua, càng không thể thay đổi những người xung quanh. Vậy nên mình chọn cách ngừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, ngừng đổ lỗi cho bất kì ai trong cuộc sống, và ngừng phán xét chính bản thân.

Cuộc sống vốn dĩ không phải là đi tìm người đúng, kẻ sai. Không phải bố mẹ ta sai thì ta bỗng trở thành đúng.

Bạn biết đấy, cho dù bạn có phân tích mổ xẻ những cái sai của bố mẹ mình với một logic hợp lý đến thế nào thì Sự thật không thể thay đổi: Bạn là một phần của họ!

Một ngày bạn sẽ nhận ra, bạn thừa hưởng từ họ cả những ưu tú và những nỗi đau! Hãy chấp nhận sự thật và đối diện với những góc khuất bên trong mình, để chữa lành cho chính bạn, để những nỗi đau không cần phải di truyền tới đời sau.

Hãy trân trọng những gì bạn đang có, trân trọng cơ thể lành lặn và sự may mắn của bạn là được sinh ra trong thời đại này. Thời đại mà bạn biết thế nào là tổn thương, thế nào là chữa lành.

Cho những ai đang còn bố, mẹ, hoặc cả hai. Hãy trân trọng điều đó! Việc bố mẹ không hiểu mình đó là chuyện hoàn toàn bình thường. Bởi, có rất nhiều người trong chúng ta thậm chí còn không hiểu nổi chính mình. Việc yêu thương con cái, chăm lo cho con cái, ủng hộ con cái không phải là trách nhiệm của cha mẹ. Mà đó là vì tình yêu thương xuất phát từ trái tim.

Bố mẹ cũng có những tổn thương của riêng họ mà chúng ta không hề biết đến hoặc chưa từng nghĩ đến việc tìm hiểu nó. Bởi mỗi chúng ta cũng đang chật vật với những tổn thương không thể đặt tên của chính mình.

Thời khắc ta nhận ra ta còn có người thân bên cạnh là thời khắc tuyệt vời nhất. Dù hoàn cảnh có làm ta yêu, ghét, hận thù hay là gì đi nữa thì hãy biết ơn hoàn cảnh đó!

Những người thân ở cạnh nhau vốn dĩ không cần những lời lẽ như cảm ơn hay xin lỗi. Thứ mà chúng ta cần ở nhau đó chính là trân trọng sự có mặt của nhau trong đời!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc chia sẻ của mình! Trong quá trình tự chữa lành bản thân mình đã học hỏi được một chút kinh nghiệm để có thể hỗ trợ và giúp đỡ những ai đang có vấn đề về tổn thương tâm lý và gặp khó khăn trên hành trình chữa lành. Nếu bạn muốn làm việc cùng mình hoặc có câu chuyện để kể mình nghe thì liên lạc với mình bằng các cách dưới đây nhé:

Trò chuyện và kết bạn Facebook https://www.facebook.com/lisuphan/

Gửi email cho mình – linhdieu1313@gmail.com

Theo dõi kênh Youtube của mình để nghe Podcast https://www.youtube.com/@linhdieu13/videos